Việc chứng nhận Halal chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm là thịt và các loại thực phẩm khác như sữa, thức ăn đồ uống đóng gói, hộp và các chất phụ gia. Với xu thế phát triển và hội nhập ngày nay, ngoài các sản phẩm nêu trên, người tiêu dùng theo tôn giáo Islam cũng yêu cầu chứng nhận Halal trên các sản phẩm dược, mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
Các sản phẩm được chứng nhận Halal sẽ được dán nhãn hiệu Halal hoặc con dấu Halal bằng tiếng Ả-rập “حلال” từ công ty hoặc văn phòng chứng nhận Halal có thẩm quyền theo đúng tiêu chuẩn Halal của luật Shari’ah của Islam.
Hiện nay có một phiên bản tiêu chuẩn Halal MS 1500:2019 – Sản xuất, sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm Halal. Đây là Tiêu chuẩn Malaysia về thực phẩm Halal, phiên bản mới nhất được sửa đổi lần thứ ba vào tháng 01 năm 2019, và đây cũng là phiên bản hiện hành.
Tiêu chuẩn Halal của Malaysia về thực phẩm – MS 1500:2019 Halal Food – Yêu cầu chung, đưa ra những điều cần thiết và tối thiểu yêu cầu đối với thực phẩm được coi là Halal. Các tiêu chuẩn cũng quy định quy trình, thủ tục và tình huống cần thiết để chứng nhận rằng người theo tôn giáo Islam có thể tiêu thụ thực phẩm. Đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ các yêu cầu quy định trong các tài liệu cho sản xuất, sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm Halal và sẽ được đánh giá bởi công ty, văn phòng, tổ chức đánh giá và chứng nhận có năng lực.
Trong phiên bản MS 1500:2019, định nghĩa về “Không Halal” cũng được bổ sung. Halal được định nghĩa là “Các vấn đề hợp pháp và được phép trong tôn giáo Islam dựa trên luật Shari’ah và Fatwa”. Điều này là nhằm củng cố chức năng của Fatwa (một phương thức kết luận điều luật Shari’ah thông qua sự trả lời cho các câu hỏi hay tư vấn của giới học giả Islam) như một trong những nguồn luật của Islam. Sự bao gồm này cũng bao gồm xem xét các vấn đề cấp bách cần được làm rõ bắt nguồn từ Fatwa ban hành thông qua sự đồng thuận của học giả được gọi là Ijma’ ‘Ulama.
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN HALAL MEDINA UZK